Kiến thức kỹ năng
Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa cho dân Designer
Với dân Designer làm sao để lựa chọn Cấu hình máy tính đồ họa như thế nào cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu công việc. Cùng đọc và góp ý trong bài viết sau đây:
Cấu Hình Máy Tính Đồ Họa
Mục tiêu của bài viết này là bạn nên chọn và tậu cho mình một cái máy tính để dùng được chứ không phải trở thành chuyên gia phần cứng máy tính. Thế nên chỉ cần đọc qua vài điều cơ bản dưới đây rồi tự tậu máy là xong miễn sao bạn thấy phù hợp nhu cầu là ngon lành, đáp ứng được yêu cầu của phần mềm đang dùng là ổn.
Một “góc chiến lược” của Designer sẽ bao gồm:
- Một máy tính để bàn có cấu hình mạnh chuyên phục vụ những công việc lớn,
- Một máy tính xách tay laptop nhỏ gọn để trao đổi trong khi làm việc
- Một bảng vẽ kỹ thuật số.
Đối với một người designer ít sử dụng đến render phim ảnh hay dựng 3D thì có thể chọn laptop, nhưng nếu công việc thuộc ngành dựng phim, dựng 3D thì sẽ có nhu cầu sử dụng máy có cấu hình cao hơn thì máy tính bàn sẽ tốt hơn. Đặc biệt, trong nhu cầu giải trí, nhất là phim thì máy tính bàn sẽ ăn đứt laptop. Dân Designer làm việc với máy tính làm đồ họa trong công ty thì chọn máy tính để bàn là lựa chọn tốt nhất cho họ.
Các bước lựa chọn cấu hình máy tính
Bước 1: Dự định ngân sách và mục tiêu
Nếu bạn có ngân sách trên 30tr thì thoải mái không phải suy nghĩ nhiều nhưng khổ nỗi ngân sách của các bạn thường rơi vào 10-15 triệu là nhiều. Vậy thì ta ráp loại máy tính nào phù hợp với túi tiền đây? Phương án là bạn đang dùng phần mềm nào thì xem yêu cầu phần cứng của phần mềm đó. Sau đó dựa theo ngân sách sẽ tăng hoặc giảm cấu hình cho hợp lý.
Bước 2: Cần chọn lựa máy móc, phần cứng sau
- Màn hình: Nên chọn màn hình có độ phân giải Full HD nhé, bên cạnh đó màu sắc cũng quan trọng nữa, nên bật lên để xem màu sắc và chữ có nét không trước khi mua.
- CPU – bộ xử lý: cân nhắc xem nên chọn Core I5, I7 hay là Xeon? (Xeon dùng cho các dòng máy trạm nên sẽ trâu bò hơn, cũng có một số dòng Core không tích hợp VGA rất khỏe và cũng rất trâu – đương nhiên cũng rất đắt. (Chọn XEON nếu dùng render phim nhiều; Bạn nào ko render phim ảnh thì nên chọn các CPU dòng Core)
- RAM : ram nhiều thì mở file lớn hơn, nhiều phần mềm một lúc hơn. Một điểm nữa cần lưu ý là Ram có độ trễ thấp thì sẽ nhanh hơn loại độ trễ cao. Và nó tỷ lệ nghịch với giá tiền nên là dư tiền hãy nghĩ đến các RAM độ trễ thấp. Vì cơ bản thì tốc độ RAM là rất cao rồi.
- Ổ cứng : SSD thì nhanh hơn mà dung lượng ít, và ngược lại HDD lưu trữ nhiều thì tốc độ thấp hơn. SSD sẽ giúp việc khởi động phần mềm siêu nhanh, mở các file dung lượng lớn mượt mà.
Bước 3: Nâng cấp máy
Chạy một thời gian sẽ phát sinh nhu cầu nâng cấp máy. Tùy theo nhu cầu mà nâng cấp cho phù hợp nếu xử lý đồ họa chậm thì nâng Card màn hình lên ( nhớ ưu tiên Nvidia)
Bài viết hôm nay đã hướng dẫn chi tiết cách chọn phần cứng nâng cấp ở một bài khác nhé. Giờ thì lắp máy thôi. Nhớ lựa chọn địa chỉ ráp máy và bảo hành uy tín mà ráp nữa nhé!