3 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Sự bùng nổ của thương mại điện tử, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu đã dự báo cho sự nổi lên của ngành Thiết kế đồ họa trong vài năm tới.

Đặc biệt, khi mua hàng online trở thành thói quen của người tiêu dùng, giao diện web được xem là bộ mặt công ty thì dấu ấn của nghề thiết kế đồ họa ngày càng rõ nét. Do đó, gần đây các bạn trẻ có chút khả năng sáng tạo, ấp ủ giấc mơ thành công với nghề thiết kế đều đổ xô nhau đi đăng ký các khóa học từ cấp tốc, ngắn hạn đến trung hạn từ 1 đến 2 năm. Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay có thực sự thiếu nhân lực ngành này đến thế? Câu trả lời là có, nhưng thiếu nhân sự thực sự giỏi nghề.

Sự đào thải tỉ lệ thuận với độ “hot” của ngành

Nhiều người cho rằng nghề Thiết kế Đồ họa có thu nhập khủng, chỉ cần bạn có ý tưởng và máy tính. Theo số liệu thống kê từ Mỹ năm 2012, thu nhập bình quân của nghề này khoảng $44,150 mỗi năm. Nhu cầu tuyển dụng năm 2012 là 259,500 vị trí. Dự kiến 10 năm tới nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng khoảng 7% mỗi năm.

Tại Việt Nam, trên các trang tuyển dụng bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều mẩu tin quảng cáo tuyển dụng vị trí Thiết kế Đồ họa với mức lương bình quân từ $500 – $800/ tháng đối với chuyên viên và từ $1,000/ tháng cho vị trí Trưởng phòng có từ 2 năm kinh nghiệm. Quả là con số đáng mơ ước nếu so sánh với các ngành khác hiện nay. Tuy nhiên ít ai nói cho bạn biết rằng tỷ lệ đào thải trong nghề thiết kế cũng tỷ lệ thuận với độ “hot” đó. Số người đi học đông, nhưng số người sống được và trụ vững với nghề lại rất ít ỏi. Thực tế khi bắt tay vào việc mới thấy áp lực và yêu cầu từ khách hàng đối với nghề là vô cùng lớn, không phải chỉ cần trải qua vài khóa huấn luyện từ căn bản đến nâng cao là có thể trụ vững với nghề.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tự do về thời gian – Làm chủ cuộc sống – Chỉ khi bạn thực sự giỏi nghề

Sự thật là bạn chỉ thực sự làm chủ thời gian khi bạn thực sự làm chủ công việc. Nhiệm vụ của nhà thiết kế đồ họa là chuyền tải những thông điệp hay sản phẩm mới của doanh nghiệp thông qua phương tiện “hình ảnh”; hình ảnh càng lôi cuốn càng có sức quyến rũ người tiêu dùng. Nhà thiết kế ngoài tư duy thẩm mỹ phải thực sự có tay nghề để có thể biến ý tưởng thành sản phẩm hấp dẫn, bắt mắt. Bên cạnh khả năng sáng tạo, nhà thiết kế cần có các kỹ năng tạo hình 3D, vẽ tay và sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Bạn có khiếu thẩm mỹ tốt nhưng bạn không thực sự làm chủ các công cụ thì cũng như nhà thiết kế thời trang mà không biết may vá. Dĩ nhiên bao giờ sản phẩm của người được đào tạo bài bản bao giờ cũng có sức thuyết phục hơn.

Cơ hội làm việc đa quốc gia – Chỉ khi bạn thực sự có uy tín trong nghề

Đúng là nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc đa quốc gia, nhưng điều này chỉ xảy ra khi bạn đã có chút tiếng tăm trong giới thì khách hàng mới tìm đến bạn.

Công việc của nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những sản phẩm theo ý tưởng đặt hàng mà còn phải có khả năng tư vấn. Điều này đòi hỏi bạn phải biết nắm bắt khuynh hướng thị trường, có hiểu biết về văn hóa và thị hiếu nói chung. Hơn nữa, làm việc xuyên biên giới cũng đồng nghĩa với bạn phải có vốn hiểu biết và kinh nghiệm làm việc đa quốc gia. Đặc biệt để có thể giao tiếp tốt, bạn còn phải giỏi ngoại ngữ đế có thể tự mình trao đổi công việc với khách hàng.

Học thiết kế đồ họa ở đâu? Chọn nơi nào xứng đáng để đầu tư?

Sự thật là Thiết kế đồ họa đang là nghề thời thượng với thu nhập hấp dẫn đủ sức lôi cuốn bất kỳ bạn trẻ nào. Tuy nhiên, để có thể tỏa sáng, cần một sự đào tạo bài bản, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực thụ. Nếu các người mẫu khi đi casting cầm theo porfolio thì bản thân nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cũng cần được bảo chứng khả năng bằng một porfolio của riêng mình. Đó là những sản phẩm làm ra trong quá trình học tập tại trường, là kinh nghiệm làm việc qua những dự án thật. Nói cách khác, lý tưởng nhất là cầm tấm bằng đại học 4 năm, trong đó sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc Thiết kế đồ họa, với kinh nghiệm thực tập phong phú.

Thực tế đang diễn ra trên thị trường lao động cho thấy, để có thể tiến xa hơn với nghề Thiết kế đồ họa, các bạn không phải chỉ cần có đam mê hay năng khiếu là đủ. Tại Việt Nam, những đơn vị đào tạo nghề này một cách bài bản và uy tín vẫn đếm trên đầu ngón tay. Khi nhìn thấy tiềm năng phát triển của nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng, Đại học Duy Tân đã đưa ngành Thiết kế đồ họa vào danh sách các ngành mới mở tại trường với mong muốn cung cấp cho thị trường những nhà thiết kế chuyên nghiệp, có tâm với nghề và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tại bất cứ thị trường lao động khó tính nào.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại Đại học Duy Tân, chương trình đào tạo Thiết kế đồ họa được xây dựng trên cơ sở chương trình Thiết kế Mỹ thuật Công nghiệp và Đồ họa Truyền thông của trường Đại học Bách khoa Singapore.

Các lớp học tại đại học Duy Tân được tổ chức theo quy mô nhỏ và vừa với khoảng 35 sinh viên/lớp, đảm bảo tỷ lệ dưới 20 sinh viên/giảng viên, giúp sinh viên tiếp thu được kiến thức và có sự tương tác tốt nhất với giảng viên, phát huy được năng lực sáng tạo và sự chủ động của sinh viên.

Sinh viên được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về: Nghệ thuật chữ, Nhận diện Thương hiệu, Thiết kế các ấn phẩm, Quảng cáo, Hình ảnh Đồ họa, Thiết kế Bao bì, Thiết kế Web & Ứng dụng, Công nghiệp Game, Kỹ xảo Phim ảnh.

Được học tập và thực hành tại Studio Sản xuất phim Silver Swallows với hệ thống máy tính thế hệ mới có cấu hình cao, phòng trình chiếu được trang bị màn hình lớn, cách âm, sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo và các phần mềm tiên tiến nhất hiện nay như Pro Tools, 3DS Max, 3D Maya, Zbrush…

Cử nhân Thiết kế đồ họa ra trường có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở với các vị trí Chuyên viên tư vấn, thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, tòa soạn, nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí, tự thành lập công ty thiết kế, dịch vụ studio, thiết kế tự do (freelancer), tư vấn – giảng dạy tại các trường học, trung tâm, câu lạc bộ về thiết kế đồ họa. Hơn thế nữa, cử nhân tốt nghiệp Đại học Duy Tân chuyên ngành này còn có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo thạc sĩ thuộc nhóm ngành mỹ thuật, thiết kế trong và ngoài nước.