Ứng dụng “Tỷ lệ vàng” trong thiết kế

Bạn có từng thắc mắc vì sao Kim tự tháp Ai cập lại nhận được nhiều sự quan tâm như vây? Tại sao bức tranh Mina liza lại trở thành huyền thoại trong sự nghiệp sáng tác của Leonardo da Vinci? “Tỷ lệ vàng” (Golden Ratio) chính là chìa khóa cho những câu hỏi trên.

Gương mặt tỷ lệ vàng
Gương mặt tỷ lệ vàng

Vậy Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) là gì?

Đó chỉ đơn thuần là một tỷ lệ toán học mà ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi: trong tự nhiên, trong các bức họa và trong cả các thiết kế. Nói một cách khái quát nhất, tỷ lệ vàng là tỷ lệ chuẩn giữa các thành tố trong thiết kế, có sự đo đạc kỹ lưỡng, tạo sự hài hào trong mắt người xem.

Ký hiệu phi (φ) trong bảng chữ cái Hy Lạp thường được dùng để quy ước cho tỷ lệ vàng. Có một ví dụ về tỷ lệ vàng như sau: Một đường thẳng được chia thành 2 phần: Đường dài hơn được gọi là a, đường ngắn hơn được gọi là b. Tỷ lệ vàng ở đây chính bằng: Tổng của hai đường (a) và (b), chia cho đường (a), chính bằng tỷ lệ đường (a) chia cho tỷ lệ đường (b). Nếu tỷ lệ đó bằng 1.618 thì hoàn hảo, bạn đã có tỷ lệ vàng chuẩn rồi đó.

Tỷ lệ vàng trong tự nhiên
Tỷ lệ vàng trong tự nhiên

Nhưng đừng quá để tâm đến các vấn đề toán học vì nó có thể làm thiết kế của bạn bị khô cứng đi. Trong thiết kế, tỷ lệ vàng chỉ đơn thuần là sự thể hiện những nét hài hòa và mặt thẩm mỹ cho các sản phẩm sáng tạo. Sự cân đối chính là thành tố làm nên vẻ đẹp cho tác phẩm.

Trên thực tế não của chúng ta rất nhạy cảm với những hình ảnh được thiết kế theo tỷ lệ vàng, dù có thể ta còn không biết bức tranh đó có sử dụng tỷ lệ vàng hay không. Nói tóm lại, tỷ lệ vàng đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế, nó như một thứ ma thuật mà bất kì Designer nào cũng nên vận dụng khi thiết kế.

Nếu vận dụng tỷ lệ vàng bạn không thể không biết đến đường xoắn ốc tuân thủ tỷ lệ 1:1,618. Khi thiết kế nếu ta áp dụng theo quy tắc đường xoắn ốc này thì sản phẩm sẽ vô cùng đẹp mắt và hút ánh nhìn. Vậy làm thế nào để lồng ghép “nhân tố bí ẩn” này vào thiết kế của bạn? Dưới đây là một số điều mà các Designer phải biết.

Lựa chọn kích thước sản phẩm theo tỷ lệ vàng cho Layout

Bạn đang băn khoăn việc làm sao để áp dụng tỷ lệ vàng vào layout. Thật đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng tỷ lệ vàng khi căn chỉnh kích thước sản phẩm thiết kế.

Spacing – khoảng cách giữa các yếu tố trong thiết kế

Khoảng cách là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự hài hòa trong một thiết kế, nếu không khéo léo trong việc dùng khoảng cách sản phẩm của bạn có thể trở thành một thảm họa. Nhưng căn chỉnh các thành tố như thế nào cho thật chuẩn? Tại sao ta không thử áp dụng tỷ lệ vàng vào đây nhỉ. Với những sắp xếp đi theo một tỷ lệ nhất định đầy tính khoa học, chắc chắn bản thiết kế của bạn sẽ thật sự khác biệt.

Bố cục nội dung theo tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng còn được sử dụng trong việc thiết kế và sắp xếp bố cục nội dung trong thiết kế. Theo khoa học, mắt của chúng ta thường có xu hướng nhìn vào trung tâm của đường xoắn ốc, nơi các điểm cụ thể nhất, chi tiết nhất được thể hiện. Chính vì vậy, bạn nên thiết kế bố cục nội dung của thiết kế sao cho hướng về trung tâm của đường xoắn ốc.

Bố cục thiết kế theo tỷ lệ vàng
Bố cục thiết kế theo tỷ lệ vàng

Đối với nhiếp ảnh

Để có một bức ảnh đẹp yếu tố bố cục là rất quan trọng. Khi chụp một bức ảnh với ý đồ nhất định nếu bố cục chính xác nó không chỉ truyền tải hoàn hảo thông điệp tác phẩm mà đồng thời còn tạo sự hài hòa, thuận mắt người xem.

Với nhiếp ảnh, tỷ lệ vàng thường được dùng để chia bố cục thành ba phần khác nhau. Bạn sử dụng các đường ranh giới để phân định trong bố cục bức ảnh, hay thường được gọi là quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh

Không chỉ áp dụng được trong toán học, nhiếp ảnh hay hội họa,… với các sản phẩm thiết kế đồ họa tỷ lệ vàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng; các Designer cần nắm rõ ràng những kiến thức liên quan đến tỷ lệ vàng để giúp những sản phẩm của mình không chỉ tạo được ấn tượng mạnh với người xem mà còn bắt kịp với những xu thế mới của thời đại. Một thiết kế thành công không phải là một thiết kế có những sáng tạo khác người mà là những thiết kế biết ứng dụng những quy tắc để tạo nên sự khác biệt.